Cây Cảnh đẹp Nhất Việt Nam
Cây bonsai là một trong những loại cây trồng độc đáo và lạ mắt được nhiều dân chơi cây cảnh ưa chuộng. Bởi nét độc đáo và lạ mắt mà nhiều người đã ứng dụng công nghệ uốn cây cảnh thành nhiều kiểu dáng bonsai độc lạ để trang trí tiểu cảnh. Sau đây là những cây bonsai đẹp nhất Việt Nam và thế giới mà Nhựa Sài Gòn đã tổng hợp lại trong bài viết dưới đây.
NỘI DUNG
- 1 Cây bonsai là gì?
- 2 Phân biệt cây Bonsai, cây dáng thế và cây cảnh trồng chậu
- 3 Top những cây bonsai đẹp nhất Việt Nam
- 3.1 Cây Sanh Nghinh phong
- 3.2 Siêu cây Tùng “ông Bụt”
- 3.3 Cây Sanh kiểng “Phúc lộc thọ trường”
- 3.4 Cây Sanh “Thụ Lâm Bồng Thạch”
- 3.5 Cây Sanh cảnh dáng Long Cổ Đại
- 3.6 Siêu cây Mâm xôi con gà
- 3.7 Tác phẩm cây Si tí hon
- 3.8 Siêu cây Trâm Vối
- 3.9 Siêu cây Chiến Thắng Bạch Đằng
- 3.10 Gỗ Trắc bonsai
- 3.11 Cây bưởi bonsai Ngũ Phúc
Cây bonsai là gì?
Cây bonsai là một nghệ thuật cây cảnh đến từ Nhật Bản, được trồng trong khay hoặc chậu. Thân cây có kiểu dáng uốn nắn độc đáo được xem là nghệ thuật trồng của các nghệ nhân nhà vườn.
Nghĩa Hán – Việt của nó là “bồn tài”. Tức là “cây trồng được trong chậu” có dáng cổ thụ. Hay có thể phân tách từ để hiểu như sau:
- Bon: cái khay, cái chậu
- Sai: cây, trồng cây
Những năm gần đây, thú chơi cây cảnh bonsai tại Việt Nam đã phổ biến hơn, lan truyền nhanh chóng bởi sức hút từ nét được độc đáo cùng những triết lý về nghệ thuật cây cảnh sâu sắc.
Nghệ thuật Bonsai là một bức tranh tuyệt hảo pháo thảo thiên nhiên, ẩn chứa nét độc đáo, tâm hồn của thiên nhiên.
Chơi cây cảnh Bonsai, đây không chỉ đơn thuần là việc chăm sóc cây mà nó còn là sự rèn luyện đức tính khiêm nhường, giản dị, kiên nhẫn tin tưởng vào cuộc sống, biết cố gắng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống hiện tại.
Phân biệt cây Bonsai, cây dáng thế và cây cảnh trồng chậu
- Cây Bonsai là cây được trồng trong chậu, khay, được cắt tỉa tạo dáng theo một phương pháp đặc biệt, mang đầy đủ những yếu tố thẩm mỹ và ấn tượng thiên nhiên sẵn có.
- Cây cảnh là những cây trồng để trang trí, thưởng thức vẻ đẹp của hoa, lá… là chính.
- Cây dáng thế là cây cảnh nghệ thuật với sự tác động của con người tạo thành tác phẩm thể hiện ý nghĩa văn hoá phù hợp với thời đại.
Top những cây bonsai đẹp nhất Việt Nam
Hãy cùng chiêm ngưỡng và thưởng thức top những cây bonsai đẹp nhất Việt Nam dưới đây nhé .
Cây Sanh Nghinh phong
Cây sanh Nghinh phong thuộc giống sanh Hoàng tử có tuổi đời gần 100 năm. Cây có chiều cao khoảng 1m8, đường kính thân 26cm, bộ rễ của cây ôm trùm lấy phiến đá lũa.
Cây được tạo tác vừa mang thân “siêu” biểu tượng dáng “nghinh phong”, vừa có thân hoành vươn ra tượng trưng cho dáng “chiếu thủy”.
Chủ nhân của cây, ông Đặng Xuân Cường cho biết “Một cây nhưng lại tách làm 2 thân, mỗi thân có một dáng thế khác nhau. Cây vừa có sự mạnh mẽ, lại vừa có sự mềm mại, uyển chuyển, chúng lồng ghép, bổ trợ lẫn nhau tạo nên bố cục hài hòa, lạ mắt như một tác phẩm nghệ thuật”.
Xem thêm:
- Top 10 Cây Phong Thủy Hợp Mệnh Kim Hút Tài Lộc
- Cây Kim Tiền: Hợp Mệnh Gì? Cách Trồng Và Cách Chăm Sóc
- Top 10+ Cây Phong Thủy Dễ Trồng, Hút Nhiều Tài Lộc
Siêu cây Tùng “ông Bụt”
Siêu cây Tùng “ông Bụt” được đại gia Toàn mua lại từ một tay chơi Nam Định.
Việc mua bán siêu cây cảnh triệu đô này đến này vẫn được giới chơi sinh vật cảnh kể như một giai thoại. Cho biết, lần đầu ông Toàn đến Nam Định, chủ nhân của siêu cây này bắt ông đứng ở xa quan sát không cho lại gần. Những lần sau đó, ông Toàn phải lặn lội đặt cao hổ tận bên Lào làm quà biếu và cũng phải mất một năm trời mới có vinh hạnh được “rước ông Bụt” về tư dinh của mình.
Cây Sanh kiểng “Phúc lộc thọ trường”
Cây sanh kiểng “Phúc lộc thọ trường” của anh Nguyễn Trung Thành – chủ một nhà vườn cây cảnh ở Hà Nội đã và đang được nhiều giới chơi cây ở khắp các tỉnh, thành tới tham quan và trả giá muốn mua. Tuy nhiên, anh Thành cho biết nếu cây sanh kiểng này không được giá trên dưới 10 tỷ đồng thì anh sẽ không bán.
Anh Thành chủ nhân của cây cho biết, cây sanh cảnh của gia đình anh đã có tuổi đời lên đến trên dưới 200 năm. Với chiều cao của cây khoảng gần 2m, chiều rộng khoảng trên dưới 3m, cây kiểng này đã từng được anh đưa đi dự nhiều cuộc triển lãm ở các tỉnh, thành.
Cây Sanh “Thụ Lâm Bồng Thạch”
Cây sanh “Thụ Lâm Bồng Thạch” có tuổi đời khoảng 150 năm tuổi, vóc dáng vừa vững chãi vừa bay bổng.
Siêu cây này được biết đến là một trong 10 tuyệt phẩm cây cảnh nghệ thuật độc đáo nhất tại Triển lãm Sinh vật cảnh cảnh chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội vào năm 2010.
Được biết, cây sanh “Thụ lâm bồng thạch” từng được chủ nhân đem đi dự thi ở nhiều triển lãm và đạt giải cao. Trải qua nhiều thăng trầm, cây sanh này được Hùng Xiếc mua lại.
Cây Sanh cảnh dáng Long Cổ Đại
Siêu cây tiền tỉ Long cổ đại, thuộc sở hữu của anh Bùi Văn Dũng ở Hải Dương, đã được nhiều chuyên gia cây cảnh đánh giá hội tụ đủ 4 yếu tố: cổ – kỳ – mỹ – văn của một cây cảnh đẹp.
Cây có dáng long cổ bề thế, có u sần sùi, bệ dài 2,8m, chiều ngang 1,6m, bộ rễ của cây ôm trọn lấy đá, từ mặt chậu đến đỉnh cây cao 3,4m.
Ông Dũng cũng tiết lộ rằng, phải mất rất nhiều công sức, anh mới chăm được cây sanh đặc biệt này.
Siêu cây Mâm xôi con gà
Tuyệt phẩm cây cảnh “Mâm xôi con gà” sở hữu vẻ đẹp vạn người mê song ít ai biết hành trình trở thành siêu cây của tác phẩm này.
Siêu cây “Mâm xôi con gà” là cây sanh cổ thụ độc đáo với tuổi đời trên 150 tuổi. Năm 2010, trong Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, cây được giới chuyên môn xếp vào “tứ kỳ mộc” của đất ngàn năm văn vật.
Sở dĩ siêu cây này tạo được sức hút với giới chơi cây cảnh là bởi nó hội tụ đủ 4 yếu tố “cổ – kỳ – mỹ – văn” và giống như một bức tranh thiên nhiên hoàn mỹ.
Với dáng bonsai đẹp lạ, độc đáo, gốc cây sanh ngậm lấy khối đá to trông như một “mâm xôi con gà”, khối đá to phía bên dưới là mâm xôi, còn khối đá nhỏ nằm trên là con gà, rễ bám quanh khối đá như cái chân gà, khi thân chính của cây lại là phần đầu của con gà đang ngóc lên. Ngắm siêu cây này, người ta có thể nhìn thấy vẻ cổ thụ, nét tinh tế đến từng chi tiết.
Tác phẩm cây Si tí hon
Đã từ lâu, cây sanh cảnh đã được các nghệ nhân tạo hình với nhiều dáng đẹp mắt, độc lạ trong nghệ thuật bonsai mang lại tính thẩm mỹ cho không gian sống. Bên cạnh đó nó còn mang lại giá trị kinh tế cao cho gia chủ. Có những cây bonsai đẹp, có giá trị lên tới hàng tỷ đồng nhưng vẫn thu hút nhiều đại gia chơi cây cảnh chi mạnh.
Tác phẩm cây Si tí hon có tuổi đời trên 30 năm, được chăm sóc và tạo tác thường xuyên. Để chuyển nhượng cây sanh, chủ cây đã đưa ra mức giá gần 50 triệu khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Siêu cây Trâm Vối
Siêu cây Trâm vối thuộc quyền sở hữu của ông Nguyễn Văn Ngọ (62 tuổi, ở huyện Thạch Thất, Hà Nội). Ông Ngọ cho biết, trâm vối ở Việt Nam không phải là hiếm nhưng hầu hết đều là những cây to, dáng chỉ có 1-2 thân. Còn cây trâm vối của ông có dáng “quần long hội tụ” rất hiếm và gần như “có một không hai” ở Việt Nam.
Cây có 19 thân rồng uốn lượn đủ các hướng khác nhau, mỗi thân dài từ 3,5 – 4m. Cây cao khoảng hơn 3m, chiều ngang khoảng 5m.
Ông Ngọ cho hay, năm 2016 đoàn khách của Nhật Bản và Hàn Quốc về nhà ông xem cây và đã định giá cây này lên tới 500.000 USD (khoảng 10 tỷ đồng). Họ cũng nhận xét rằng cây trâm vối này không phải độc nhất Việt Nam mà còn độc nhất châu Á.
Siêu cây Chiến Thắng Bạch Đằng
Giá tiền của tác phẩm này không phải là vấn đề lớn mà cái đặc biệt của nó nằm ở tính văn hóa lịch sử và tùy vào cách cảm nhận của từng người chơi cây cảnh.
Siêu cây “Chiến thắng Bạch Đằng” gồm có 5 chiếc thuyền với nhiều kích cỡ khác nhau, được làm bằng gỗ sao đen, mô tả rõ nét trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 trở thành “hàng độc” tại Triển lãm sinh vật cảnh tại Carnaval Hạ Long được nhiều cư dân mạng chia sẻ lại hình ảnh khiến nhiều người choáng váng bởi độ “khủng” của tác phẩm.
Anh Phạm Đức Thịnh – chủ nhân của siêu cây này chia sẻ, anh đã mất gần chục năm để có thể sưu tầm và thực hiện tác phẩm này. Nguồn gỗ anh lấy từ các tỉnh Gia Lai, Phú Yên, Lâm Đồng. Anh dùng lũa (phần lõi của cây gỗ) tìm được dưới lòng đất, lòng sông suối từ hàng ngàn năm trước để tạo tác nên bộ tác phẩm cây cảnh nghệ thuật đặc sắc này.
Gỗ Trắc bonsai
Trắc là tên riêng chỉ loài cây Dalbergia cochinchinensis. Loài trắc còn có 1 tên khác là cẩm lai Nam Bộ. Ccochinchinensis là chỉ xuất xứ Nam Kỳ của xứ Đông Dương thuộc Pháp cũ.
Gỗ trắc là một loại gỗ quý, có màu đỏ tươi, thớ mịn, giòn, dễ gia công, mặt cắt mịn sau khi khô không nẻ cũng ít biến dạng, không bị mối mọt, khó mục mặt cắt dọc có hoa vân đẹp, rất cứng.
Gỗ trắc có giá trị kinh tế cao, được dùng để đóng đồ đạc cao cấp như bàn ghế, sa lông, sập và giường, làm đồ tiện khác và đồ mỹ nghệ. Gỗ rễ màu vàng nghệ thẫm, đóng đồ đạc dùng lâu sẽ lên nước bóng như sừng.
Cành cây trắc lúc non rất dễ uốn, thân cây có thể làm lũa rất đẹp, kết hợp lũa, sơn PU bóng tạo hiệu ứng rất đẹp khiến cho cây trắc được biết đến như một cây làm bonsai rất được ưa chuộng.
Cây bưởi bonsai Ngũ Phúc
Cây bưởi Diễn bonsai Ngũ Phúc được ông Bùi Thế Mạnh (Tây Hồ, Hà Nội) chăm sóc rất đặc biệt. Với tuổi đời hơn 30 năm, năm nay cây cho ra khoảng 70 quả to đều và vàng óng.
Cây bưởi này là giống bưởi Diễn chính gốc. Dù được trồng trong chậu cảnh nhưng cây vẫn lên xanh tốt và cho ra nhiều trái.
Cây cao khoảng hơn 2m. Điểm độc đáo nhất là cây có thế “ngũ phúc” với 5 thân to khỏe được mọc ngay từ gốc.
Ông Mạnh chủ nhân cây bưởi cho biết, cây bưởi này gia đình ông chỉ cho thuê chứ không bán. Hằng năm cứ gần Tết lại có người đặt thuê với giá từ 50-60 chục triệu chơi trong vòng 2 tháng.
Để cây có thể giữ được quả và phát triển, gia đình ông Mạnh phải chăm sóc cây bưởi Diễn này rất cẩn thận. Những ngày này, nhiệt độ xuống thấp ông Mạnh phải dùng nước giếng ấm để tưới cho cây.