Cây Bướm Hồng
CÂY BƯỚM HỒNG
Cây bướm hồng còn được gọi là Cây bướm hồng, cây hoa én hồng, cây hoa bướm bướm hồng, Bướm hồng phi, én hồng, bướm bướm, hoa bướm, ngọc diệp kim hoa, bứa chừa (Thái). Tên khoa học: Mussaenda philippica. Thuộc họ thực vật Rubiaceae – Cà phê.
Có nguồn gốc xuất xứ: Châu Phi nhiệt đới từ Côngô. Cây bướm hồng giống Mussaenda philippica ‘Dona Aurora’là cây có chùm lá bắc màu hồng rất đẹp.
Cây bướm hồng thường mọc dạng bụi, thân gỗ nhỏ có thể cao đến 2m – 4m, cây phân cành nhánh nhiều từ rất sớm, cành non có lông tơ mịn. Lá cây bướm hồng hình bầu dục thuôn, nhọn ở đầu và tròn ở gốc, mép nguyên, chiều dài lá cỡ 8cm – 15cm, rộng khoảng 3cm – 5cm.
Mặt lá trên màu lục sẫm, màu sáng hơn ở dưới, lá mỏng và dai.Cụm hoa vàng đậm, nhỏ, xếp thành hình xim ngù, mọc ở đầu cành, có 5 lá đài.
Những lá đài bản lớn, màu hồng phấn chính là lá bắc. Khi cây chuẩn bị có hoa thì xuất hiện chùm lá bắc trước. Những chùm lá này vừa mỏng vừa mềm, rũ xuống phủ lấy hoa cây bướm hồng nên nhìn từ xa xa, cảnh vật tựa như đàn bướm hồng đang vây lấy những bông hoa vàng rực rỡ.
Cây hoa én hồng có quả mọng màu đen, kích thước khoảng 6-7mm, có gân dọc trên quả, mặt nhẵn bóng, có nhiều hạt nhỏ. Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần, chịu được nắng nóng khô hạn, không kén chọn đất với điều kiện thoát nước tốt.
Ngoài cây hoa bướm hồng, còn có cây bướm bạc (lá bắc màu trắng), cây bướm đỏ (lá bắc màu đỏ thắm). Người yêu cây có thể trồng thành bụi hoặc cho vào chậu cây chăm sóc, hay chia theo ô từng cây cho mỹ quan rất đặc sắc.
Phương pháp nhân giống từ hạt hoặc giâm cành (thời gian cây phát triển nhanh hơn).Chọn một cành cây bướm hồng phi to khỏe không sâu bệnh, Sử dụng kéo sắc cắt bỏ chồi phía trên của cành. Chọn những chồi khỏe, trưởng thành mà không quá già.
Cắt khoảng từ cành 15-30cm nên cắt một góc 30 độ, những loại cây cành nhỏ nên cắt lát nhỏ hơn những cành cây lớn. Tốt nhất, nên cắt khoảng 1-2cm cách nách lá vì rễ có xu hướng phát triển nhanh nhất ở vị trí này.
Ngắt bỏ hết 2/3 lá ở phần thân dưới cùng, đặc biệt là hai cặp lá cuối cùng. Ngắt bỏ cả những nụ hoa phía trên vì chúng sẽ hút các chất dinh dưỡng mà cây cần trong thời gian phát triển rễ mới. Cung cấp chất dinh dưỡng giúp cây bắt rễ nhanh hơn.
Đặt hom trong hỗn hợp nước và phân bón lỏng trong vòng từ 3-4 giờ. Nếu có thể, đặt hom dưới ánh đèn huỳnh quang. Cuối cùng, nhúng hom vào bột kích rễ trước khi trồng vào đất.
Trồng hom sâu khoảng 2.5-5cm vào cát, đất hay thậm chí là cả nước. Một số loại cành còn phát triển rễ trong nước tốt hơn trong đất. Tránh để hom ra ngoài khu vực có nắng mặt trời trực tiếp vì lúc này cành cây rất nhạy cảm.
Khi sử dụng nước làm môi trường trồng cây cần pha thêm hỗn hợp phân bón rất loãng. Nếu trồng trong đất, chú ý luôn giữ đất đạt được độ ẩm mềm và chất dinh dưỡng cần thiết.
Che chắn các cành giâm với túi nhựa để có thể giúp giữ ẩm và bảo vệ vết cắt. Mỗi ngày, có thể dỡ lưới nhựa để cây trao đổi không khí khoảng 3-4 tiếng để cây phát triển tốt hơn.
Cây thường được trồng tạo cảnh quan trang trí sân vườn nhà phố biệt thự – trồng cụm hoặc trồng vào chậu.
cây bướm hồng
Ngoài ra, cây én hồng còn được trồng tạo viền hoa đẹp trong cảnh quan xanh của các công ty, xí nghiệp. Trong đô thị, cây bướm hồng và cây bướm bạc thường trồng tại các bồn hoa công viên hoặc một số nút giao thông.
cây bướm hồng
cây hoa bướm hồng
cây én hồng
cây hoa én hồng