Cách Uốn Cây Sanh Dáng Thác đổ

Bạn đang xem bài viết Chia Sẻ Cách Uốn Cây Sanh Dáng Thác Đổ Đẹp, Dễ Làm được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Dáng cây thác đổ hay còn gọi là cây kiểng thác nước thuộc cây cảnh có dáng huyền. Kiểu này có các nhánh thấp nhất, thấp hơn đáy chậu. Dáng cây này đẹp nhất là tạo kiểu như một ngọn thác chảy qua ghềnh đá là đẹp nhất.

Dáng cây thác đổ là dáng cây có thế kiểng cổ, với thế huyền độc thụ thân nằm bò qua miệng chậu. Như trải qua một trần cuồng phong bị xô ngã xuống ao. Dáng cây này khiến ngọn cây trông như bị bẻ cong, thòng xuống thấp hơn cả đáy chậu. Dáng thì mềm mại uốn cong hợp lý theo luật hồi đầu tự nhiên, vươn lên làm cây có từng bậc rất đẹp mắt. Biểu trưng cho sức sống làm cho thưởng ngoạn có cảm giác dễ chịu.

2. Chuẩn bị gì trước khi uốn cây Sanh dáng thác đổ? 2.1 Chọn phôi của cây Sanh

Cách uốn cây Sanh dáng thác đổ hơi cầu kì và có phần phức tạp. Đòi hỏi phôi phải có dáng non thác nước từ trước. Bởi vị trí để cây mọc dáng đổ ở tự nhiên không nhiều, chủ yếu ở các vách núi. Vì vậy đa số là trường hợp chọn một cây trực lắc, có hình chữ C làm dáng thác đổ.

2.2 Cách nuôi phôi ở cây Sanh

Sau khi chọn được phôi ưng ý nếu cho đổ ngay thì cây sẽ phát rất chậm, đặc biệt là ở phần ngọn và rễ cây. Do khu vực đó tán cây hứng nắng gió không nhiều. Vì vậy cách uốn cây Sanh dáng thác đổ tốt nhất là trồng cây theo hướng thẳng lên trên như dáng trực lắc. Ở giai đoạn đầu này không nên cắt tỉa cây quá nhiều mà hãy để cây phát triển cành, chồi một cách tự nhiên. Mục đích là để cây có bộ rễ tơ nhiều và mạnh.

2.3 Xử lý bộ rễ của cây – Cách uốn cây Sanh dáng thác đổ

Sau khi cây phát triển tốt và đã có bộ rễ khá chắc chắn, ta bắt đầu nới bộ rễ lên dần và trồng cây nghiêng đổ từ từ qua từng giai đoạn dài để cây có thể thích nghi tổng thể (bộ rễ thích nghi theo). Nếu dáng đổ càng sâu thì càng chậm phát triển ở phần ngọn cuối. Song song quá trình này là cắt bỏ phần rễ to không cần thiết và rễ chọc lên trời, đồng thời chọn vị trí cành, cốt cành để định hướng độ tàn sau này.

Trong quá trình uốn cây, bộ rễ cây cho nổi lên dần. Các bạn có thể nới quanh bộ rễ để giữ ẩm và cho phần rễ lộ thiên không bị nắng cháy tổn thương cũng như thích nghi từ từ. Để làm được một bộ rễ nổi lên cao cách làm đơn giản nhất là cắt một miếng nhựa mỏng bao xung quanh bờ để chứa thêm chất trồng bên phía cần nuôi rễ. Sau này rễ mọc dài thì dần dần hạ bớt chất trồng xuống cho rễ lộ ra.

3. Cách uốn cây Sanh dáng thác đổ chuẩn, đẹp

Bước 1: Trước hết khoan hãy cho cây đổ, các chi từ số 2 trở đi được nuôi trước. Khi đã dần định hình, cây bắt đầu cho đổ thì mới nuôi chi số 1 sau. Nhờ ưu thế ngọn, chi số 1 sẽ nhanh chóng bắt kịp các chi khác và phát triển theo ý muốn.

Bước 2: Khi tiến hành cắt ghép, tại vị trí số 3 có 2 nhánh mọc song song cùng kích thước. Tiếp theo, bạn cắt bớt đi 1 nhánh, để vậy ghép luôn lá nhỏ, tức là có tới 8 mắt ghép. Lúc này từ số 4 trở đi còn yếu nên phần ngọn thác đổ vẫn có khả năng chết. Vì thế, bạn nên giữ nguyên 2 nhánh ở vị trí số 3 để dự phòng. Trường hợp ngọn bị chết thì có phương án khác thay thế.

Bước 3: Cho cây đổ từ từ để nuôi rễ trước. Trong quá trình nuôi rễ thì tạo sẵn 6 cành từ số 2 tới số 7 tại vị trí mong muốn. Khi cây đổ hoàn toàn tới vị trí mong muốn thì bắt đầu nuôi ngọn và ghép lá nhỏ.

4. Nguyên tắc cách tỉa cây Sanh dáng thác đổ

Đối với cách uốn cây Sanh dáng thác đổ thì cắt tỉa là một công việc rất quan trọng, cần phải duy trì trong suốt quãng thời gian chơi cây. Nguyên tắc cắt tỉa cây:

Các nhánh to ở bên dưới, nhỏ dần lên phía trên, nhánh để phải tuân theo bố cục hình xoắn ốc quanh thân. tạo tán lá thành khối chóp.

Cắt tỉa sao cho các tán cây đều mang công dụng trang trí tốt nhất.

Cắt bỏ bớt phần cành mọc đối nhau, để cho các nhánh mọc xen nhau thì trông sẽ đẹp mắt hơn.

Bỏ các nhánh mọc chằng chịt làm cây quá nhiều bối cảnh.

Nên cắt tỉa bớt cành dài hoặc quá xum xuê.

Cắt những chồi mọc đứng từ cành để tạo dáng trưởng thành cho cây. Vì cây già, cành cây thường oằn xuống.

Không nên chọn các chồi mảnh mai làm đầu của các cành lớn, trông sẽ mất đi vẻ đẹp tự nhiên.

Cắt bỏ nhánh đã chết, đã héo trừ trường hợp nếu giữ nhánh đó sẽ tăng thêm vẻ đẹp, vẻ già nua của cây.

Vết cắt phải ngọt, chéo và lõm vào thân để mặt cắt mau lành sẹo tạo thành sẹo trên thân.

5. Kỹ thuật hạn chế cây Sanh sinh trưởng để giữ dáng

Phân bón và nước là yếu tố quan trong ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây. Kĩ thuật bón thêm vôi (Ca) với ít nước tưới sẽ tạo ra tình trạng khô hạn làm cây sinh trưởng chậm mau già. Tuy nhiên, phải bón phân lân một cách hợp lí để cành cây vẫn khoẻ, lá vẫn xanh.

6. Kỹ thuật chăm sóc khi uốn cây Sanh dáng thác đổ

Sau khi đã tạo được một thế cây cực kỳ ưng mắt rồi thì đừng quên chăm sóc để có một chậu Bonsai tươi tốt.

6.1 Đất trồng – Cách uốn cây Sanh dáng thác đổ

Đất trồng là một thành phần không thể thiếu trong việc trồng bất cứ loại cây nào ngay cả Bonsai. Khi trồng cây cảnh theo nghệ thuật Bonsai, bạn có thể sử dụng nhiều loại đất cùng lúc. Nhưng nhớ phải trộn thật đều chứ không trồng theo nhiều lớp. Đồng thời, trong quá trình trộn đất, bạn cần phải nhặt sạch những hạt cát mịn, chỉ để lại những hòn đá thô và nhỏ.

6.2 Tưới nước – Cách uốn cây Sanh dáng thác đổ

Chỉ tưới nước khi cây thực sự cần chứ không được tưới nước theo lịch trình cố định. Nhưng khi tưới nước, bạn phải tưới từ trên xuống để cấp nước từ từ. Tránh trường hợp tưới ồ ạt dễ làm cây bị ngập trong nước và ảnh hưởng đến sự tích tụ muối của cây.

6.3 Bón phân – Cách uốn cây Sanh dáng thác đổ

Để cây Sanh sinh trưởng phát triển tốt sau khi uốn, bạn nên tiến hành bón phân đầy đủ theo lịch. Ngoài ra, tuỳ theo mục đích, chẳng hạn như để thúc rễ phát triển hay thúc mầm và lá mà bạn có thể chọn loại phân bón thích hợp.

7. Ý nghĩa cách uốn cây Sanh dáng thác đổ

Dáng cây thác nước ngoài thiên nhiên thường sống trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất. Nhưng cây vẫn có thể duy trì được sự sống. Gốc cây bám chắc vào đá, cheo leo giữa trời mây, ngọn cây vươn lên cao.

Về mặt thẩm mĩ: Dáng cây thể hiện sự mềm mại, dịu dàng, uyển chuyển, đại diện cho sự tươi mới … Song tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt.

Chuyên mục: Kinh nghiệm cây xanh

Cách Uốn Cây Cảnh, Bonsai Tạo Dáng Thác Đổ “Đẹp Như Mơ”

Dáng cây cảnh thác nước đổ là gì?

Trong nghệ thuật chơi bonsai, dáng cây là điều mà người chơi đặc biệt chú ý. Hiện đang có những dáng cơ bản phổ biến là trực, xiêu, hoành, dáng bay và huyền. Chúng được phân loại dựa trên độ nghiêng của cây so với mặt đất. Trong đó, dáng huyền bao gồm các dáng như dáng đổ, dáng thác đổ, Full Cascade,…

Cây cảnh dáng huyền có nghĩa là những cây được mọc trên các sườn núi dạng dốc đứng. Kiểu này có các nhánh thấp nhất trong các dáng. Những nhánh này thường thấp hơn đáy chậu. Trong các loại dáng huyền, việc tạo dáng cây sao cho trông giống như một ngọn thác chảy qua ghềnh đá là đẹp nhất.

Thế cây cảnh dáng thác đổ là thế kiểng cổ ít thấy. Ở dáng này, phần thân cây sẽ nằm bò qua miệng chậu. Trông giống như chúng bị một trận cuồng phong xô ngã xuống ao vậy. Do đó, phần ngọn cây sẽ bẻ cong, thòng xuống thấp hơn cả đáy chậu. Tuy nhiên, chúng vẫn có dáng mềm mại và mọc vươn lên theo từng bậc, đầy sức sống.

Cách uốn cây cảnh tạo dáng thác đổ như nghệ nhân

Để tạo được dáng bonsai thác đổ đẹp, người chơi cây cần cẩn thận ở từng bước. Cụ thể trong từng giai đoạn như sau:

Chọn phôi

Để có thể tìm được một phôi dáng thác nước là cực kỳ khó. Chính điều này khiến cho việc tạo dáng bonsai thác đổ không hề đơn giản. Điều này là do vị trí cây mọc tự nhiên theo dáng thác đổ không nhiều. Chủ yếu tập trung ở các vách núi. Đa số những người chơi cây sẽ chọn loại cây trực lắc, có hình chữ C để tạo dáng thác đổ.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Bonsai để Trang Trí Bàn Làm Việc

Cách nuôi cấy phôi

Sau khi bạn chọn được phôi như ý, nếu tạo dáng đổ ngay thì cây sẽ phát triển rất chậm. Đặc biệt là ở phần rễ cây và ngọn cây. Bởi tại khu vực này, tán cây sẽ nhận được nắng gió không nhiều. Vì vậy, cách tạo dáng tốt nhất là bạn trồng cây thẳng lên như dáng trực lắc. Giai đoạn đầu, không cần cắt tỉa nhiều mà nên để cây phát triển cành và chồi tự nhiên. Điều này sẽ giúp cho cây có bộ rễ tơ nhiều và mạnh.

Cách xử lý bộ rễ của cây

Sau khi cây đã phát triển tốt và có bộ rễ khỏe mạnh, bạn nới bộ rễ lên dần và bắt đầu trồng cây nghiêng đổ từ từ. Hãy thực hiện từng giai đoạn dài để cây có thể thích nghi tổng thể. Nếu đổ càng sâu thì thời gian sẽ càng chậm. Bởi phần ngọn cuối sẽ phát triển rất ít.

Song song với quá trình này, bạn cần cắt phần rễ to không cần thiết và phần rễ chọc lên trời. Bạn chọn vị trí cành và cắt cành để định hướng độ tàn sau này. Trong quá trình nuôi cây, bộ rễ sẽ nổi lên dần. Lúc này, bạn có thể cơi quanh bộ rễ để giữ ẩm. Điều này cũng giúp cho phần rễ lộ lên không bị nắng cháy gây tổn thương, cũng như có thể thích nghi từ từ.

Để bộ rễ nổi lên cao, cách đơn giản nhất là bạn cắt một miếng nhựa mỏng be bờ. Chúng sẽ chứa chất trồng bên phía cần nuôi rễ. Sau này, phần rễ mọc dài thì bạn hạ bớt chất trồng xuống cho rễ dần lộ ra.

Đây là chia sẻ cách tạo dáng cây Bonsai thác đổ của nghệ nhân Trần Thắng. Hay còn gọi là Thắng đổ, một nghệ nhân cây cảnh vô cùng nổi tiếng ở Hồ Chí Minh.

Nuôi các chi từ số hai trở đi trước

Đầu tiên, bạn chưa cho cây đổ vội. Các chi từ số hai trở đi sẽ được nuôi trước. Khi bộ tàn đã dần được định hình, cây bắt đầu cho đổ thì mới nuôi đến chi số một sau. Nhờ ưu thế phần ngọn, chi số một sẽ rất nhanh chóng bắt kịp các chi kia và phát triển như mong muốn của bạn.

Để có bảy chi này, bạn lấy cưa khứa vào các vị trí đã định. Bạn làm cho cây nảy mầm tại vị trí mình mong muốn. Khi mầm cây lớn lên, bạn không tiến hành ghép luôn. Bởi giai đoạn này bộ rễ vẫn chưa được xử lý xong. Bạn hãy đợi đến khi cắt xong ba cái rễ chĩa lên trời thì mới bắt đầu tiến hành ghép lá nhỏ.

Tiến hành ghép lá

Khi tiến hành ghép lá, tại vị trí số ba sẽ có hai nhánh mọc song song cùng kích thước. Thay vì cắt bớt đi một nhánh, bạn nên để vậy ghép lá nhỏ luôn. Tức là lúc này có tới tám mắt ghép. Phần ngọn thác đổ từ số bốn trở đi vẫn còn yếu, có khả năng chết nên cần giữ nguyên hai nhánh ở vị trí số ba để dự phòng.

Trong trường hợp ngọn bị chết thì bạn sẽ có phương pháp thay thế luôn. Sau này, khi cây sống khỏe thì bạn mới cần cắt bỏ chi thừa.

Kỹ thuật hạn chế sinh trưởng

Trong nghệ thuật chơi cây cảnh Bonsai thì kỹ thuật hạn chế sinh trưởng là rất quan trọng. Nó sẽ biến một cây ngoài thiên nhiên vô cùng cao lớn thành một cây chỉ vài ba cm được trồng trong chậu. Bạn cần sử dụng các chất ức chế thực vật và kỹ thuật bón phân, tưới nước một cách hợp lý.

Việc bón thêm vôi (Ca) và ít nước tưới sẽ tạo nên tình trạng khô hạn. Điều này khiến cho cây sinh trưởng chậm và mau già. Bên cạnh đó, bạn cần bón thêm một lớp phân lân đúng cách để cành cây vẫn khỏe và lá vẫn xanh.

Nguyên tắc cắt tỉa cây cảnh dáng Thác đổ

Để giữ cây luôn được dáng Thác đổ theo mong muốn thì nguyên tắc cắt tỉa cũng rất quan trọng. Đối với một cây kiểng Bonsai thì việc cắt tỉa cần phải duy trì suốt đời sống của cây. Bạn cần phân biệt hai giai đoạn cắt tỉa là cắt tỉa để tu bổ duy trì dáng và cắt tỉa để tạo dáng.

Các nguyên tắc cắt tỉa cây mà bạn cần lưu ý như sau:

Các nhánh nhỏ dần lên trên. Các nhánh cần phân bổ theo hình xoắn ốc quanh phần thân. Tán lá tạo hình khối chóp.

Cắt bỏ nhánh thừa (vị trí xấu, vô ích, héo, chết).

Cắt một nhánh nếu có hai nhánh mọc đối nhau.

Những nhánh lớn, quá dài cần cắt bớt.

Cắt bỏ những chồi mọc đứng từ cành.

Không nên chọn chồi mảnh mai làm đầu của cành lớn.

Vết cắt ngọt, chéo và lõm vào thân để mặt cắt nhanh thành sẹo.

Cách chăm sóc cây cảnh có dáng thác đổ

Sau khi biết cách uốn cây cảnh tạo dáng thác đổ, bạn cần biết cách chăm sóc cây để chúng được đẹp và phát triển tốt nhất. Một số điều quan trọng mà bạn cần lưu ý như sau:

Đất trồng

Bạn có thể sử dụng nhiều loại đất cùng một lúc nhưng không được trồng thành nhiều lớp. Hãy trộn đều chúng lên. Trong quá trình trộn cần nhặt sạch cát mịn. Bạn chỉ nên để lại những hòn đá nhỏ và thô. Công thức đất trồng cho cây cảnh như sau:

Với cây đã sống khỏe: 70% cát hạt lớn, 10% Tro trấu đen và than tổ ong 20%. Hoặc 30% tro trấu, 20% mụn dừa, 30% cát to và 20% dớn lan.

Với cây phôi mới: 100% cát.

Tưới nước và bón phân

Bạn chỉ được tưới nước khi cây thật sự cần. Khi tưới thì cần làm từ từ và đưa từ trên xuống. Còn với việc bón phân, bạn thực hiện đầy đủ theo lịch và theo từng mục đích khác nhau.

Cách Tạo Dáng Cho Cây Sứ: Dáng Thác Đổ

Nhằm tạo ra sự đổi mới trong dáng dấp của cây sứ, những người chơi sứ lâu năm đã nghĩ ra cách tạo dáng cho cây sứ theo dáng thác đổ. Nhưng tên gọi chung của dáng này là “sứ té giếng”. Bạn đã biết về dáng này chưa?

Sứ té giếng thoạt nhìn sẽ rất giống với những cây bonsai có dáng thác đổ. Thế nhưng, những người chơi sứ vẫn cảm thấy “một chút khác biệt” giữa sứ với những cây bonsai khác. Sẽ thật khó hoặc thậm chí là không thể để dáng của sứ trở nên “bonsai” và “thác đổ” được. Thế nên cái tên “Sứ té giếng” được ra đời.

Toàn bộ kỹ thuật về cách tạo dáng cho cây sứ theo dáng sứ té đã được chia sẻ trên tạp chí Hoa cảnh 10/2013 của tác giả Ngọc Vũ Tường Oanh. Nay Cây Sứ Cảnh xin được chia sẻ lại và mạn phép được đóng góp một chút kinh nghiệm của mình cho các bạn yêu sứ qua bài viết này.

Chuẩn bị sứ nguyên liệu:

Nhôm quấn vải, hoặc đây kéo, dây dù dẹt (không nên dùng dây nilon vì dây này kém bền và có thể làm tổn thương đến cây sứ khi bị siết quá chặt).

Thao tác thực hiện tạo dáng cho cây sứ

Trong kỹ thuật tạo dáng Sứ té giếng cho cây sứ thì việc kéo cành chính cho đổ xuống (uốn cho đổ) là một việc tương đối khó, cần sự khéo tay và chút kinh nghiệm của người chơi.

Nếu cành sứ nhỏ dễ uốn thì việc này chỉ đơn giản là lấy nhôm quấn vải uốn tạo dáng mà thôi. Chỉ cần treo cây sứ vài tuần thì những cành nhỏ này sẽ bắt đầu mềm, khi ấy lây dây cột bẻ tới lui là xong. (1)

Tiếp đến chúng ta sẽ dùng 1 thanh cây (cây đũa, cây tre hoặc cây nào cứng cứng cũng được) đặt giữa sợi dây dù dẹt đang căng, xoắn nhẹ 1 cái nó sẽ kéo căng sợi dây hơn và bắt đầu kéo cành sứ xuống. Nếu có cảm giác dây đã căng quá thì dừng lại, sau vài ngày thì lại dùng thanh cây ấy xoắn thêm 1 – 2 vòng nữa.

Cần cố định và cột thanh cây để nó không bật lại. Giữ như thế khoảng vài ngày cho cành thuần, rồi lấy sợ dây dù khác thay thế cho sợi dây dù kia đi.

Chúng ta cần giữ nguyên như thế từ vài tháng cho đến thậm chí là 1 năm thì sứ mới có thể hình thành dáng được. Đừng nóng vội mà gỡ dây như cách chơi bonsai, vì nó sẽ đàn hồi lại vị trí cũ ngay mà thôi.

Những cành nhánh nhỏ hơn trên cây sứ già này để tạo dáng thì chỉ cần thực hiện giống bước (1) là được.

Những lưu ý khi tiến hành tạo dáng cho cây sứ

Trước khi uốn cành, tạo dáng cho cây thì cần đặt sứ nơi râm mát khoảng 1 tuần để cây được mềm ra.

Cần dùng tay nắn sơ qua toàn bộ đoạn thân sứ muốn uốn để kiểm tra độ phù hợp khi tiến hành. Chú ý phải dùng lực vừa phải, nếu không cây sẽ bị gãy.

Không nên dùng dây nilon hoặc dây kẽm để uốn, vì nó sẽ để lại sẹo cho cây nếu như bị siết chặt.

Thời điểm uốn thích hợp là vào buổi trưa vì lúc này cây dẽo và khó gãy.

Các động tác uốn, vặn, siết chặt phải kết hợp đồng thời với nhau.

Top 10 Cây Sung Bonsai Dáng Đẹp Nhất: Dáng Huyền, Thác Đổ, Trực,…

Dáng cây bonsai cơ bản Dáng thác đổ – dáng huyền

Đây là dáng phổ biến hiện nay, dáng thác đổ hay hình dáng như tác nước đang chảy là thuộc 1 trong những dán cơ bản của cây cảnh bonsai đó là dáng huyền. Là dáng cây mộc trên sườn núi dốc đứng có chiều hướng ngọn đổ xuống dưới. Gốc cây thường nằm ở phí trên ngòn và cành mọc xuối xuốn phía dưới. Kiểu này có các nhánh thấp nhất, thấp hơn đáy chậu để tạo ra được khung cảnh thác nước đổ xuống.

Xem Thêm Bài Viết  Bonsai Nghệ Thuật

Khi tạo được bonsai dáng này thì nghệ nhân cần nắn cho phần thân cong xuống, sau đó để cho ngọn mọc theo hướng đi xuống sưới. Tán hay cành theo chiều mũi tên là xuống, tán cây kiểu tháp ngược đó trên to và nhỏ dần về dưới .

Dáng huyền Dáng hoành

Dáng hành là dáng khó phổ biến hiện nay đối với các loại cây thân gỗ cứng. Dáng này là cây cho năm ngang với chậu cây cảnh. Nếu bạn trông thấy những cây cảnh bonsai có dang mọc ngang song song với chậu cây thì chính xác đó là dáng hoành.

Thường với những cây dáng trực thì cây phải là là thân gỗ, có nhánh lớn ở gốc lên đvà đặc biệt là dễ uốn mới có thể tạo được dáng nằm ngang so với chậu cây.

Dáng trực

Dạng trực là dáng thẳng, mọi người sẽ thấy khá nhiều đó là cây bonsai được trồng thảng đứng dáng có thể là hình cây nấm hoặc hình thẳng đứng theo chiều hướng lên trên. Với những cây dáng trực thì sẽ chọn những cây có nhiều nhành hoặc loại cây bụi

Báo giá phôi sung bonsai tại:

Top 10 cây sung bonsai dáng đẹp nhất Cây bonsai sung ngọt Italia dáng trực

Đây là cây bonsai được cả giới cây cảnh công nhận là cây có dáng đẹp, đảm bảo sự hoàn hảo về dáng dấp cũng như các yếu tố ” Cổ – kỳ- mỹ -văn.

Đây là cây Bonsai sung ngọt có tuổi đời lên đến 1000 ngàn năm, được xem là cây bonsai cổ thụ nhất thế giới . Hiện được trưng bày tại Bảo tàng Crespi, Italy dưới sự chăm sóc của những nghệ nhân cây cảnh bậc nhất.

Cây sung ngọt này với thế quần tụ tam sơn, tuy một cây nhưng thưc chất là 3 cây với 2 thế ở giữa là cây mẹ. Điểm đặc biệt là 3 cây với 3 thế như hình ảnh của một gia đình có cây mẹ và 2 cây con. Cây bonsai sung ngọt này biểu thị ý nghĩa về sự đoàn kết, yêu thường. Khi nhìn vào tạo cảm giác hạnh phúc, vui vẻ khác thường và đôi khi cảm thấy được tình cảm của chúng với nhau.

Cây bonsai Vạn Lộc Đa Sung

Đây là tác phẩm được trung bày ở triển lãm huyện Quốc Oai Hà Nội. Khi trưng bày tại triển lãm khiến nhiều người không khỏi đắm đưới với hình dáng dộc đáo, đảm bảo yếu tố cần thiết của ” Cổ – kỳ- mỹ – văn”

Chiều cao cây 1,7m, đường kính gốc 0,7m, bộ rễ tỏa đều các hướng như cây cổ thụ ngoài tự nhiên. Thân, cành, lá, quả… được tạo tác theo lối bonsai với tỷ lệ hài hóa cân đối theo dáng trực. Cây bonsai với 3 nhánh chính, 2 nhánh ngoài chỉa ra và nhánh lớn ở giữa với nhiều cành nhỏ.

Bộ rệ mộc nổi tản ra đều quanh gốc tạo thế kiên cố cho cây, thân cây với nhứng phần uốn khó và khá sần sùi nhìn thấy được sự đơn so mộc mạc. Caây với ý nghĩa về tình cảm, nhìn vào cảm nhận như tình anh em như kiểu tay với chân. Ý nghĩa tình cảm bền chặt, luôn chân thành mộc mạc và giúp đỡ lẫn nhau. Và hiện nay cây sung này được rao báo với giá lên đến 1 tỷ đồng.

Cây sung bonsai Song Long tọa sơn

Đây là cây sung có dáng rất uy nghi, có sự khác biệt nhìn từ xa giống biểu tượng của 2 chú rồng đang nằm trên núi. Cây sung bonsai tạo nên có sự kết hợp giữa dáng trực và dáng huyền, một nhánh là dáng trực còn một nhánh là dáng huyền

Cây với bộ rễ ôm đa một cách chắc chắn tạo nên thế cây độc lạ với nhánh dáng trực thẳng kiên cường và buất khuất còn dáng nhánh kía lại hơi bổ ngang. Cả 2 nhánh tạo nên một sự kết hợp hài hòa về dáng dấp như kiểu nâng đỡ cho nhau để cùng tồn tại. Cành và lá cây được cắt tiuar tỷ mỹ và công phu tạo nên cách nhìn tổng thể đều và chắc chắn. Cây Song Long tọa sơn là thể hiện sự mạnh mẽ, dứt khoát và sưc mạnh kiên cường.

Cây sung bonsai mini dáng thác đổ

Thế cây dáng thác đổ xuôi xuống dưới nhưng điểm đặc biệt là không xuôi hoàn toàn mà tạo nên đường cong chữ s nhìn rất độc đáo và lạ mắt. Cây không có nhánh hay cành mà chỉ có thân cây uốn đến cuối ngọn mới có nhiều lá. Cây sung với thế thác đổ được níu giữ nhờ 2 chiếc rễ nhỏ và kiển cố.

Cây sung bonsai dáng trực đẹp

Dáng cây với nhiều tán tròn nhỏ được sắp xếp theo kiểu tầng lá nên tạo thẩm mý tốt cho người nhìn. Đặc biệt là cây có dáng thấp nhưng rất sai quả.

Nét đẹp của cây này không đến từ bộ rễ như những cây khác, rễ cây hầu như được chìm trong đất chỉ lỗ một vài rễ mà thôi nhưng cây có 2 nhánh , nhánh thấp với tán rộng nhưng nhánh bên kia lại có tầng lớp. Thân cây được uốn nắn bởi những bàn tay tỷ mỹ, cây cho quả khá nhiều khi đến mùa.

Cây sung bonsai dáng trực độc lạ

Cây với nét độc đáo đó là thân lớn nhưng được uốn cong và phần cong lại được các nghệ nhận tạo thành một gốc mới với một số bộ rễ nhỏ mọc đều quanh gốc thân đó. Đây là dáng cây khá độc đáo nếu nhìn so qua người nhìn sẽ hình dung giống như một hình ảnh con rồng đang nằm.

Cây tuy không được lớn nhưng đem lại tổng thể hút mắt, thích hợp để trung bày trong nhà hoặc trong sân vườn của các khu biệt thự. Bộ rễ cây khá độc đáo với rễ nổi và uốn công tạo nên những hnfh dáng rễ thú vị đồng thời thể hiện sự liên kết và gắn bọ chặt chẽ.

Cây sung bonsai dáng xiêu đẹp Cây sung bonsai Song xiên

Ngoài các cây trên thì còn rất rất nhiều cây đẹp hơn, giá trị hơn, có cây lên cả tỷ, tuy nhiên càng đẹp thì chủ nhân cất giấu kỹ không muốn phô trương cho thiên hạ xem.

Chia Sẻ Cách Làm Cây Sanh Theo Phong Cách Tự Nhiên

Bài viết gốc là về cây Gừa Tàu (tên khoa học là Ficus microcarpa L.F.). Nhưng người dịch nghĩ cùng họ Ficus cả, nên giật tít là cây Sanh cho nó bắt mắt, xin lỗi bạn đọc về điểm này.

Người viết không có ý adua bài xích cây cảnh cỡ lớn, chỉ là muốn thử đề xuất về một dòng cây sanh bình dân hơn, trông giống tự nhiên hơn thuộc về dòng sanh bonsai.

Những đặc điểm của một cây sanh tự nhiên Nhìn cây từ đằng xa

Trước hết xin hãy chú ý tới tỉ lệ giữa gốc và bề rộng tán lá, ước chừng tán lá phải rộng hơn 10 lần đường kính thân cây. Nhìn lại cây sanh của Việt Nam thì sao? Thường thấy là thân quá to lấn át tán lá.

Xét về bộ tàn, theo quan điểm cá nhân thì cây họ Ficus nói chung hợp với bộ tàn chổi, hoặc tàn làm từng mảng nối lại với nhau tạo thành một mái vòm. Xin đừng làm bộ tàn bằng chằn chặn như dùng tông đơ hớt tóc để gọt.

Tóm lại là nên tạo bộ tàn lớn hơn và bớt phô trương sự đồ sộ của thân, cây sẽ tự nhiên hơn.

Cây sanh cổ thụ mọc nơi đồng bằng Cây si bonsai

Nhìn cận cảnh hơn

Không nên (dù mặc dù trong tự nhiên vẫn có) tạo những rễ đan chéo nhau trên thân. Ngay cả “siêu sanh” mâm xôi con gà mình cũng thấy không đẹp về điểm này.

Về cành nhánh, ta thấy số lượng cành cấp 1 thường nhiều hơn so với các cây lá kim. Các chi nhánh cấp 2 lấp đầy khoảng trống giữa các nhánh cấp 1, và cứ thế. Thông thường một cây sanh có bộ cành đẹp phải có được tới chi cấp 5. Một điểm nữa, cành cấp 1 có ảnh hưởng rất lớn tới cấu trúc thân và rễ. Cành lớn thường tạo một đường gân lớn trên thân, và một lượng rễ lớn tương ứng.

Cách phân bố cành trên cây sanh

Góc quan sát

Góc quan sát có ảnh hưởng rất lớn tới việc bạn sẽ tạo hình cây như thế nào. Thông thường cây được tạo hình với góc quan sát xa hoặc trung bình, mình chưa gặp cây nào được thiết kế với góc nhìn là người quan sát đứng ngay dưới gốc cây.

Tầm quan sát cây

Với tầm quan sát xa, bạn sẽ không thấy những rễ cây lớn, không thấy phần bên dưới của cành, bộ rễ nổi trên đất không quá to.

Với tầm quan sát gần, bạn thấy rõ phần rễ, thấy một chút phần bên dưới cành lộ ra, người xem có thể thấy rõ bộ rễ.

Cây có tầm quan sát xa Cây có tầm quan sát trung bình

Một số kỹ thuật với cây sanh Huấn luyện một cây sanh dáng tự nhiên

Để tạo được một cây sanh có đường thân đẹp, có lẽ việc bó nhiều cây con vào với nhau là một cách tốt. Lợi dụng tính hòa lẫn thân vào nhau của cây sanh, mai mốt ta sẽ có một cây với đường thân không tròn trịa. Ngay từ ban đầu, cây nên được nuôi trong một chậu vừa phải. Mặc dù trồng ra đất cây lớn nhanh hơn nhưng thường bộ gốc không được nhuyễn, chỉ có một vài rễ to vượt lên.

Cây trồng ngoài đất Cây trồng trong chậu từ nhỏ

Cách tạo một bộ rễ đẹp Làm thân cây mau lớn

Bạn đừng lược bỏ những rễ khí sinh mọc ra từ thân cây, hãy dùng dây mềm cột chặt vào thân. Lâu dần rễ sẽ hòa vào thân, nhìn cây đẹp mà lại mau lớn.

Bó rễ khí sinh vào thân cây

Xem Thêm Bài Viết  Thế Bonsai đẹp

Một cách nữa để thân mau lớn là sử dụng những cành mồi (sacrifice branch) để nuôi thân, và đừng có uốn hay cắt tỉa gì cành mồi cả. Việc nhiều cành và lá còn có một tác dụng khác nữa là làm cây mau già vỏ.

Chăm sóc Chăm sóc cây sanh thành phẩm

Đối với cây thành phẩm, bạn thường sẽ phải đối mặt với việc bộ tàn già và lão hóa, đặc biệt là phần đỉnh. Tại sao đa số cây cối đều có ưu thế phát triển đỉnh, mà sanh lại bị lão hóa đỉnh trước? Nguyên nhân là sanh là loài cây có rễ khí sinh, mà dinh dưỡng thì đi theo những đường ngắn nhất và dễ nhất, đó là qua rễ khí sinh. Mà ngọn cây thì lại xa mặt đất, do đó nó dần bị thoái hóa. Một cách khắc phục là hãy tỉa lá trên phần đỉnh cây trước. Để vậy 1 tuần cho dinh dưỡng tập trung bật chồi trên đỉnh rồi ta mới cắt phần lá bên dưới.

Những cây thực sự đã quá già thì có 2 giải pháp:

1. Thay chậu lớn hơn 1 chút để cây phục tráng.

2. Làm lại bộ tàn, cắt thật mạnh tay để tạo một bộ tàn mới.

Đọc trong bài viết gốc, ngay cả tác giả Cheng Kung cũng rất đắn đo về mức độ cân bằng giữa sự già nua và sức khỏe của cây. Có lẽ phải tùy vào từng cây cụ thể mà quyết định, mình chẳng dám đưa ra một lời khuyên như đinh đóng cột cho việc này.

Cắt lá trên đỉnh trước

Chuẩn bị cây trước triển lãm

1. Loại bỏ các hộp phân bón. Nếu bạn quyết định tỉa lá, hãy tỉa khi đất khô và trời không mưa để tránh chảy nhựa cây.

2. Nếu bạn quyết định để cây có chồi non khi đi triển lãm, hãy cắt hoàn toàn lá & chồi vượt. Cây sẽ nảy mầm mới sau khoảng 60-70 ngày tùy vào thời tiết.

3. Khi có 2,3 lá non mở ra thì bắt đầu có thể bón phân. Lưu ý rằng không bón nhiều phân kẻo nó sẽ làm tổn thương bộ rễ, thà không bón phân còn hơn bón quá nhiều.

Tản mạn về cây dáng làng

Trích từ diễn đàn vannientung.comCây “dáng làng” trước những năm 1996 rất ít người chơi bởi vì theo quan niệm của một số nghệ nhân thời đó thì những cây có dáng vẻ tự nhiên, rễ buông như chổi sể thường trải qua những năm tháng chiến tranh hoặc thời kì bao cấp, kinh tế còn khó khăn nên các chủ cây ít quan tâm và bỏ sổng dẫn đến cây phát triển tự do cho nên có người gọi đó là những cây “Thiếu giáo dục”. Cũng vào thời gian đó phong trào chơi và tạo dáng cây bắt đầu khởi sắc kết hợp với sự giao thoa của dòng Bonsai Nhật bản và Trung quốc dần dần cây tạo dáng theo kiểu tự nhiên được hình thành.

Thực chất vấn đề là ở chỗ: Từ nguồn nguyên liệu phong phú do dân gian để lại; chủ yếu là những cây thế cổ, cây quần thụ già bị sổng phát triển tự do nên biến hóa đi mà không có cách nào để khôi phục lại như cũ. Lúc bấy giờ do nhận thức còn hạn chế mà có nhiều người mua được những phôi này về cắt trụi hết cành chỉ còn trơ lại mỗi thân, bệ trong đó có nhiều cây rất kì quái nếu còn lại đến thời điểm này thì chỉ tác động nhẹ cũng đều tiền tỷ cả. Nhìn thấy sự hủy hoại mà tiếc một số người chơi thời đó đã tận dụng những nét hoang sơ tự nhiên tìm cách khắc phục những phôi già kết hợp với cái bóng tổng thể của cây Bonsai mà tạo ra cây cổ thụ tự nhiên và chính những hình bóng ấy đã gợi cho người ta thấy hình bóng của cây đa đầu làng mà gán cho nó cái tên “Dáng làng”. Cây “dáng làng” thực chất đã có từ trước đó nhưng thuật ngữ “dáng làng” thì mới xuất hiện vào năm 1999 do anh Dũng tổng hợp đặt ra sau đó là bác Hân văn điển hậu thuẫn và được mọi người dùng cho đến ngày nay. Nhưng một điều đáng buồn là những cây phôi già thì dần dần đã hết và thay vào đó là lối làm cây theo kiểu “công nghiệp” hiện nay ra đời. Xu hướng này nay họ chỉ chú ý đến việc tạo các dáng tự do càng nhanh càng tốt nên “cây dáng làng” thuở xưa ấy dần dần bị mất thương hiệu.

Vậy cây dáng làng nhìn có tự nhiên không? Theo mình là không, bởi cây đa đầu làng đâu có ngồi trên đá, và thân nó thanh mảnh thế này cơ mà.

Nhưng cây dáng làng có đẹp không? Theo mình là có, chí ít khi không đồng quan điểm về thẩm mỹ, ta cũng có thể khâm phục công sức chủ nhân đã bỏ ra để có thể ký đá, thả nước, cắt tỉa.

Cây đa đầu làng

Bài viết này chỉ nêu được một vài điểm chính yếu, rất mong nhận được thêm nhiều câu hỏi, góp ý từ bạn đọc.

Top 5 Cây Cảnh Bonsai Dáng Thác Đổ

Top 5 cây cảnh bonsai dáng thác đổ

11/9/2023 3:57:00 PM

Nằm trong top 7 dáng cây cảnh bonsai phong thủy, dáng thác đổ là dòng thác lớn như đổ từ trên núi xuống.

Cây có thế thấp, tán cây trải dài từ phần thân hướng xuống phía dưới chậu cảnh tựa như dòng thác nước.

Kiểu bonsai này mang ý nghĩa đem lại nguồn nước, nguồn tài nguyên nuôi dưỡng sự sống.

Top 5 cây cảnh bonsai dáng thác đổ Cây mai chiếu chủy

– Mai chiếu thủy có nguồn gốc từ miền Ðông Dương, thường trồng chủ yếu làm cảnh, bonsai, cây cảnh trang trí sân vườn…

– Mai chiếu thủy biểu trưng cho sự bền vững và ổn định của gia đình.

– Cây mai chiếu thủy cho ra hoa rất đẹp. Được các người chơi nghệ thuật cây cảnh ưa chuộng. Nó rất phổ biến ở việt nam, và được tìm thấy ở nhiều nơi.

– Mai chiếu thủy là những loài cây được ưa chuộng vì đặc tính sinh học của chúng là dễ trồng dễ chăm sóc. Mặt khác Mai chiếu thủy có thể ra hoa thường xuyên, cây có hoa tạo ra mùi hương thơm ngào ngạt dễ quyến rũ lòng người.

Cây sam núi

– Cây sam núi có nguồn gốc từ châu á, mọc hoang dại trong núi rừng, khe suối, được nhiều người thuần hóa và trồng tạo thành cây bonsai.

– Cây sam núi có mang dáng của một quân tử, một kẻ bất khả chiến bại.

Trông cây này trong nhà có thể xua đuổi được tà khí mang lại thịnh vượng, phát tài cho gia chủ.

– Cây sam núi cho ra hoa nhanh, nên người chơi cây cảnh rất thích. Có mùi thơm quyến rũ.

– Nếu trồng cây sam núi thì phải cắt tỉa thường xuyên để giữ dáng cho cây. Tạo thành dáng như mong muốn, Cây này là trong những bonsai khó tạo thành.

Cây hoa giấy

– Cây hoa giấy có nguồn gốc từ Nam chây mỹ, và cây được trồng rất rộng rãi làm cây cảnh ở các tỉnh phía nam nước ta. Cây hoa giấy có nguồn gốc từ miền Trung Nam Mỹ. Loại cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cho hoa quanh năm.

– Cây bông giấy hay còn gọi là cây hoa giấy là một loại cây cho hoa đẹp, cây có thể trồng vào chậu tạo dáng, tạo thế làm kiểng hoặc có thể trồng trong vườn nhà cho cây leo giàn, trồng trước cổng ngỏ, trồng quanh hàng rào, cây ra hoa quanh năm với đủ màu sắc rực rỡ.

– Cây hoa giấy là loài cây dây leo có gai; chúng thường được trồng phổ biến ở nước ta. Công dụng chủ yếu của hoa giấy là để trang trí; bởi vì chúng cho hoa có nhiều màu sắc rực rỡ.

– Cây hoa giấy cho hoa rât đẹp, mà rất dễ tạo gần gũi với thiên nhiên.

Cây gỗ lũa

– Gỗ lũa dù nguồn gốc ban đầu ở dạng nào thì nhờ bàn tay chế tác và điêu khắc của các nghệ nhân gỗ lũa đều sẽ tạo nên những sản phẩm trang trí tuyệt đẹp, đáp ứng nhu cầu về tinh thần, thẩm mỹ của đời sống hiện đại ngày nay cũng như phát triển ngành nội thất, công nghiệp gỗ

– Cây đồ gỗ mang nhiều ý nghĩa tâm linh, cho ra những sản phẩm đẹp. Mang ý nghĩa độc đáo cho từng sản phẩm.

– Gỗ lũa đặc biệt quý hiếm và chúng được sử dụng để tạc tượng, chế tạo các vật phẩm quý. Theo phong thủy thì gỗ lũa là loại biến dạng của hành Mộc, tượng trưng cho mùa xuân, mùa màng tốt tươi và mang luồng khí, năng lượng ồ ạt vào nhà.

– Cây gõ lũa là một trong những cây cảnh khó tạo nhất. Nhưng mang lại giá trị rất cao trong từng thành quả.

Cây kim giòn

– Kim giòn có nguồn gốc ở các nước Ðông Dương, thường được ưa chuộng làm tiểu cảnh và bonsai mini.

– Cây kim giòn không chỉ là trang trí nội thất mà còn có ý nghĩa đẹp. Nó mang lại giúp gia đình hạnh phúc và hòa thuận.

– Tuy nhiên, hiện nay cách được dùng phổ biến nhất cho mai chiếu thủy đó là giâm cành trong nước.

– Kim giòn là loại cây có thân giòn khó uốn và tạo dáng. Lá hướng hiên hình chữ thập, lá có màu xanh hơi ngả vàng và đuôi lá nhọn.

41 thế cây cảnh bonsai mới nhất 2023

20 loại cây cảnh dùng làm bonsai đẹp nhất

Cập nhật thông tin chi tiết về Chia Sẻ Cách Uốn Cây Sanh Dáng Thác Đổ Đẹp, Dễ Làm trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!

Rate this post