Cây Phượng Quán

Tọa lạc tại Lô DM6-1 điểm TTCN Làng nghề Vạn Phúc, điểm giao ngã tư Vạn Phúc – Tố Hữu, Hà Đông, từ trung tâm thành phố, tới đường Lê Văn Lương, bạn chỉ mất khoảng mươi phút để tạm tách biệt sự ồn ào náo nhiệt và dễ dàng thưởng thức các món ăn đồng quê tươi ngon tại Nhà hàng Cây Phượng Quán. Sở hữu không gian đậm chất đồng quê với diện tích 450m2 rộng rãi, thoáng mát, thực khách dễ dàng hòa mình vào thiên nhiên cũng như không gian xanh nơi đây với tâm thế hào hứng cho cuộc khám phá ẩm thực đầy cuốn hút.

Lẩu cua sông

Nhà hàng có đủ loại thực phẩm tươi sống, được nuôi tại trang trại của nhà hàng, thực khách có thể tha hồ lựa chọn, tuyển lựa thực phẩm ngon nhất, theo ý mình muốn. Anh Nguyễn Trường Sơn, chủ nhà hàng cho biết: Nhà hàng có ba đầu bếp chính đều là những người thầy dạy nấu ăn giỏi của Hà Nội.

Thực đơn của Nhà hàng Cây Phượng Quán rất phong phú, lạ miệng với nhiều món ăn độc đáo. Những món ăn chế biến khá cầu kỳ, bao gồm các gia vị như: sả, dầu, muối, tiêu… kết hợp với nghệ thuật dùng lửa, bí quyết chế biến riêng của người đầu bếp… đã tạo nên một thú ẩm thực muôn màu, tinh tế. Các món ăn vui lòng khách hàng chính bởi bí quyết chế biến món ăn mang đậm phong cách riêng có của nhà hàng. Những món ăn làm nên thương hiệu của quán phải kể đến 3 món chính đó là lẩu cua sông, gà nướng lu và xôi chim.

Anh Đỗ Văn Tiến ( bên trái ) và anh Nguyễn Trường Sơn ( bên phải ) chủ nhà hàng Lẩu Cua Sông chia sẻ với phóng viên

Anh Nguyễn Trường Sơn bày tỏ: Tôi sống ở Thanh Oai, trước đây có kinh doanh hàng hoá trong chợ. Bình thường tôi rất thích nấu ăn, cũng thích ẩm thực lâu rồi. Một lần ăn thử món lẩu cua đồng của người bạn trên Tây Hồ, thấy thích nên tôi đến học hỏi rồi mạnh dạn mở quán.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Hàm Tiếu

Vậy là chúng tôi gom góp vốn liếng, lên ý tưởng cùng mở nhà hàng Cây Phượng quán. Ban đầu, quy mô nhà hàng chỉ có 150m2, dần dần khi đông khách hơn và nhu cầu tăng chúng tôi mở rộng qui mô lên gấp ba như hiện nay.

Tôi dành khoảng thời gian 3 tháng để tìm hiểu khảo sát rồi được anh em bạn bè tư vấn. Vì mở nhà hàng nên cũng phải đi học thêm, tham khảo một số mô hình nhà hàng khác rồi sau đó là áp dụng vào nhà hàng của mình. Thiết kế của nhà hàng thì do tôi thiết kế, xung quanh bao bọc bởi hàng tre trúc, hình ảnh này gắn với làng quê Việt Nam tạo được cảm giác thân thuộc và thoải mái hơn so với bốn bức tường bao quanh.

Thời gian đầu, quán được bạn bè ủng hộ đến ăn uống, rồi theo thời gian, khách đến ăn là nhớ, tiếng lành đồn xa, khách đến quán nhiều hơn. Mình nghĩ mở cho vui thôi, nhưng không ngờ được mọi người ưa thích, càng thúc đẩy nhà hàng xây dựng một nhà hàng sạch sẽ an toàn chất lượng thực phẩm. Anh Sơn cũng chia sẻ: Làm nghề này rất vất vả, nhất là về thời gian, là nghề phục vụ “làm dâu trăm họ” nên sẽ có những thực khách dễ tính hay khó tính. Khách hàng góp ý thì mình phải tiếp thu để có thể chỉn chu trong món ăn của mình, sao cho nó càng ngon và được nhiều người yêu thích hơn. Trong thời gian hoạt động, tôi cũng chưa thay đổi thực đơn, mà chỉ có thêm chứ không bớt. Cũng theo anh Sơn thời buổi kinh tế khó khăn, nhiều nhà hàng lâm vào tình trạng ế ẩm, thậm chí phải đóng cửa song lượng khách của nhà hàng Cây Phượng vẫn ngày càng đông.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Cherry Mỹ

Trong dịch vụ ẩm thực muốn thành công phải hội đủ rất nhiều yếu tố, mình phải yêu nghề, đam mê với nó thì mình mới thích và thành công được. Tôi làm với thực chất và tâm huyết, mang đến chất lượng về sản phẩm. Khách hàng của tôi cũng ổn định, đối tượng chủ yếu là gia đình, hội nhóm, dân văn phòng, tuy bình dân nhưng đảm bảo sạch sẽ, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Anh Đỗ Văn Tiến bật mí: Vị của lẩu cua sông không phải đâu cũng có, cua sông là cua tự nhiên, không phải cua nuôi nên thứ nhất là chất lượng, hương vị rất khác lẩu cua đồng. Bình thường cua sông rất nhiều gạch, thậm chí gấp 2, gấp 3 lần so với cua đồng. Thứ hai là nó rất thơm, dậy mùi thanh, mùa hè hay mùa đông đều rất dễ ăn. Gạch của cua đồng nếu mà mình nấu lên sẽ có màu thâm nhưng gạch của cua sông thì trắng và hồng. Hương vị và màu sắc rất là đẹp.

Lẩu cua sông tự nhiên, thơm ngon và bổ dưỡng: Ngoài món lẩu cua sông thì nhà hàng tôi còn có đặc sản là món gà nướng lu. Món này cũng được nấu rất kì công. Để chế biến được món gà nướng lu không phải điều đơn giản, đầu tiên gà được tẩm ướp đủ 10 loại gia vị như mật ong, giềng sả, ngũ vị hương, hạt sen… rồi để thời gian cho gia vị ngấm dần vào gà. Trong thời gian chờ gia vị ngấm, đầu bếp nhóm than vào một lu gốm đặc biệt sau đó mới nhấc từng con gà đã được tẩm ướp vào trong lu và đậy nắp lại, nướng trong vòng 1 tiếng thì mới ra một món ăn thơm ngon, béo ngậy, vị gà thơm ngọt, mùi hương lan tỏa…

Xem Thêm Bài Viết  Cây Sen đá Nâu

Bạn có thể ngồi trước nồi lẩu cua sông nghi ngút ăn rất ngon và hấp dẫn, nước hơi chua nhẹ, thanh thanh lại ngọt đậm đà – thật hợp cho những ngày mát trời và cả những ngày oi ả.

Điều thú vị nữa là, nước dùng nấu lẩu của nhà hàng được chiết xuất tự nhiên từ rau, củ, quả… khiến cho thực khách ăn không ngán, không lo mập mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng tự nhiên.

Theo đánh giá của nhiều khách hàng, chất lượng ở Nhà hàng Cây Phượng Quán khá tốt, ẩm thực tươi sống, đảm bảo vì thịt tươi, chắc, không bị bở. Các món ăn cũng ngon miệng, phục vụ nhiệt tình, giá thành khá rẻ, thích hợp là nơi tụ tập thường xuyên, cuối tuần hoặc ăn uống kiểu gia đình, hội nhóm, công ty vào những ngày đặc biệt.

Chặng đường hai năm xây dựng và phát triển chưa phải là dài nhưng nhà hàng Cây Phượng quán lúc nào cũng đông khách là niềm vui đối với anh Nguyễn Trường Sơn và anh Đỗ Văn Tiến. Trong tương lai, anh dự định sẽ mở rộng hệ thống nhà hàng tới các địa bàn khác trong thành phố để mọi người có thể thưởng thức được hương vị thơm ngon đặc trưng của lẩu cua sông tại Cây Phượng quán. Hi vọng, nhà hàng Cây Phượng quán sẽ luôn là điểm đến hấp dẫn đối với thực khách gần xa.

Khách hàng đến với Nhà hàng Cây Phượng quán

Thúy Vân

Rate this post