Cây Diêu Bông

Trong tuổi thơ của mỗi người chúng ta, chắc hẳn nhiều người cũng đã rất quen thuộc đối với bài thơ hay bài hát Lá Diêu Bông thường xuyên được nghe lúc bấy giờ đặc biệt là những thế hệ 7x, 8x, 9x. Chắc chắn rất nhiều người cũng tò mò và tự hỏi không biết lá diêu bông là gì? Nó có thật hay không và hình dáng nó như thế nào? Hôm nay iGenZ sẽ cùng các bạn giải đáp thắc mắc và tìm hiểu về loại lá này trong bài viết dưới đây.

Lá Diêu Bông là gì?

Có thể nói, lá Diêu Bông là một loại lá không có thật trên thế gian này. Đây là một chiếc lá được tác giả Hoàng Cầm tưởng tượng ra và sáng tác thành một bài thơ mang tên Lá diêu bông vào năm 1959 để nhớ về mối tình đơn phương của mình với chị hàng xóm. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc và viết thành bài hát cùng tên. Năm 1990, nhạc sĩ Trần Tiến cũng đã phỏng theo lời bài thơ “Lá Diêu Bông” và sáng tác nên bài hát “Sao em nỡ vội lấy chồng” gây vang vọng một thời.

Cây Diêu Bông
Lá Diêu Bông là lá gì?

Bài hát “Sao em nỡ vội lấy chồng” được nhạc sĩ Trần Tiến sáng tác dựa vào bài thơ “Lá Diêu Bông”

Ý nghĩa của lá Diêu Bông

Đằng sau ý nghĩa của chiếc lá diêu bông không có thật trên thế gian ấy là tình cảm rất sâu nặng và thuần khiết của một chàng trai dành cho cô gái mình thầm yêu. Chàng trai ấy chỉ vì một câu nói hứa hẹn của cô gái đã không tiếc mọi gian khổ, thời gian của mình đi tìm chiếc lá diêu bông ấy về đem cho cô gái ấy để được nàng đáp lại tình cảm.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Sưa đỏ

Trong chiếc lá diêu bông ấy chứa đựng những tình cảm chứa chan, nồng thắm và trân thành nhất của một người con trai dành cho người con gái. Khi yêu họ có thể làm bất cứ điều gì từ biến những điều không thể thành có thể để dành cho người mình yêu.

Sự tích lá Diêu Bông bắt nguồn từ đâu?

Sự tích lá diêu bông bắt nguồn từ một câu chuyện tình cảm có thật của chính tác giả Hoàng Cầm. Chuyện rằng, khi Hoàng Cầm lên 5 tuổi, ông được gia đình gửi lên một bác tại Bắc Giang để học. Cho đến năm 8 tuổi ông trở về quê thăm ông bà tại làng Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh. Lúc ấy, ông đã tình cờ gặp mẹ mình đang nói chuyện với chị hàng xóm. Chính vào lúc ấy, ông đã trúng tiếng sét ái tình đầu tiên trong cuộc đời. Tuy nhiên ông mới chỉ 8 tuổi và chị hàng xóm đã sắp đến tuổi lấy chồng.

Thời gian trôi đi thật nhanh, thấm thoắt đã 4 năm trôi qua, tác giả vẫn đem trong lòng một mối tình đơn phương với chị hàng xóm. Người con gái ấy cũng đã biết được tình cảm mà tác giả đã dành cho mình. Nhưng nàng biết cả hai không thể đến được với nhau nên đành lặng im.

Một ngày nọ, cô gái nói với chàng: “Nếu ai tìm được chiếc lá diêu bông thì cô sẽ lấy người đó làm chồng” Chàng đã đi khắp nơi tìm kiếm chiếc lá không biết bao vất vả khó nhọc. Nhưng câu chuyện buồn thay, nàng đã đi lấy chồng. Trái tim chàng như vỡ vụn. Cho đến năm 1959, lúc chàng trai 37 tuổi, chàng đã sáng tác nên bài thơ lá Diêu Bông mang một nỗi buồn da diết để nói lên nỗi lòng của mình.

Xem Thêm Bài Viết  Cây Bạc đầu - Tìm hiểu về cây cỏ quý

Tác giả của bài thơ lá Diêu Bông là ai?

Tác giả sáng tác bài thơ lá Diêu Bông là Hoàng Cầm. Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt sinh vào ngày 22 tháng 02 năm 1922 tại xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang. Quê gốc của ông ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ông mất vào ngày 06 tháng 05 năm 2010 tại Hà Nội. Ông là một nhà thơ nổi tiếng với rất nhiều đóng góp cho cách mạng thời kì kháng chiến chống Pháp.

Đầu năm 2007, ông được nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật do Chủ tịch nước ký quyết định tặng riêng.

Nhà thơ Hoàng Cầm

Bài thơ lá diêu bông nhắc đến địa danh nào?

Mỗi khi nhắc đến bài thơ lá Diêu Bông, chúng ta không thể không nhớ đến Kinh Bắc nơi có những câu hát quan họ ngọt ngào say đắm, nơi người ta đến với nhau bằng chữ tình, chữ nghĩa. Đặc biệt địa danh được nhắc đến trong bài thơ lá Diêu bông là nơi mà tác giả đã sáng tác ra bài thơ này cùng với những kỉ niệm về mối tình đơn phương đặc biệt của mình đó chính là làng Đình Bảng, thành phố Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.

Kinh bắc
Kinh Bắc – Nổi tiếng với dân ca Quan họ

Bài thơ lá Diêu Bông

Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng Chị thẩn thơ đi tìm Đồng chiều Cuống rạ

Chị bảo – Đứa nào tìm được lá Diêu Bông Từ nay ta gọi là chồng

Hai ngày Em tìm thấy lá Chị chau mày – Đâu phải lá Diêu Bông

Mùa đông sau Em tìm thấy lá Chị lắc đầu trông nắng vãn bên sông

Xem Thêm Bài Viết  Cây Cảnh Thủy Sinh - Biểu tượng của May Mắn và Sức Sống Mạnh Mẽ

Ngày cưới Chị Em tìm thấy lá Chị cười xe chỉ ấm trôn kim

Chị ba con Em tìm thấy lá Xoè tay phủ mặt Chị không nhìn

Từ thuở ấy Em cầm chiếc lá đi đầu non cuối bể Gió quê vi vút gọi Diêu Bông hời!… …ới Diêu Bông!…

Bài thơ này lá Diêu Bông đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên, và nhạc sĩ Trần Tiến phổ nhạc thành bài hát Chuyện tình lá diêu bông.

Lời bài hát lá diêu bông

Đứa nào tìm được lá diêu bông Từ nay tao sẽ gọi là chồng Tao sẽ gọi là chồng Đứa nào tìm được lá diêu bông… Vài ngày sau em tìm thấy lá Chị chau mày: đâu phải lá diêu bông! Mùa Đông sau em tìm thấy lá Chị lắc đầu nhìn nắng vãn bên sông.

Đứa nào tìm được lá diêu bông Từ nay tao sẽ nhận là chồng Tao sẽ nhận là chồng Đứa nào tìm được lá diêu bông…

Ngày cưới Chị, em tìm thấy lá Chị mỉm cười, se chỉ, cắm trôn kim

Chị đã ba con, em tìm thấy lá Xoè tay, phủ mặt, Chị không nhìn…

Đứa nào tìm được lá diêu bông Thì từ nay tao sẽ gọi là chồng Tao sẽ gọi là chồng Đứa nào tìm được lá diêu bông… . . . Từ thuở đó, em cầm chiếc lá Nơi đầu non cuối bể, em đi Lời vi vút gió quê lắng gọi Diêu bông hời hỡi diêu bông Em đi trăm núi nghìn sông Nào tìm thấy lá diêu bông bao giờ…

Kết luận

>> Xem thêm:

  • Skinship là gì? Ý nghĩa của Skinship trong tình yêu và cuộc sống
  • Ex là gì?
  • An toàn giao thông là gì?
  • Giọng đọc chị Google là ai? Hướng dẫn cách lấy giọng chị Google chi tiết
Rate this post